Chợ phiên Sapa rực rỡ sắc màu

Đến với Sapa du khách đừng chỉ đắm mình vào ‘thành phố mờ sương’, hay vội vã chinh phục nóc nhà Đông Dương- đỉnh Phan Si Păng…Mà hãy bớt chút thời gian cho mình lang thang đến những góc chợ phiên nhộn nhịp, đông đúc kẻ rao người bán… Sapa đã từ lâu được biết đến với vẻ đẹp non nước hùng vĩ, những thành phố trong sương và những người dân bản địa chân chất, hiền lành, ấm áp tình người. Chợ phiên mang những nét đẹp đặc trưng và đầy bí ẩn.

 

Chợ phiên Sapa

Chợ phiên Sapa thường họp vào ngày chủ nhật tại huyện Lỵ. Quãng đường từ nhà dân xuống chợ phiên khá là xa, vậy nên người dân ở những vùng xa thường phải đi từ ngày hôm trước. Vào tối thứ bảy, có nhiều người đi chợ cùng thức và chung vui với nhau bằng những điệu hát dân ca của trai gái trong làng giữa những âm thanh của đàn môi, sáo, khèn…

Chợ Mường Khương

Chợ Mường Khương. Ảnh: Internet

Những sản phẩm của người dân được bày bán một cách khéo léo, du khách có thể tùy ý lựa chọn xem hàng. Nếu du khách không muốn mua món hàng đó, nhưng lại muốn chụp ảnh làm kỉ niệm thì hãy xin ý kiến chủ hàng nếu họ đồng ý. Với bất kỳ món đồ vật nào được bày bán, nhất là những món hàng dệt may thổ cẩm, chắc chắn du khách sẽ ngay lập tức có thể cảm nhận được hàng hoàn toàn được làm thủ công bằng tay. Thậm chí có thể mất đến vài giờ cho tới hàng thắng mới có thể làm ra chúng được, vậy nên du khách đừng ngần ngại trả giá, hay đừng quá ki bo để có thể có được món hàng mình yêu thích.

Bán rượu ngô tại chợ phiên Bắc Hà

Bán rượu ngô tại chợ phiên Bắc Hà. Ảnh: Internet

Chợ phiên Sapa - nơi giao duyên của các bạn trẻ

Chợ cũng là nơi tình cờ để các chàng trai cô gái gặp được nhau, sau khi kết thúc phiên chợ, các sạp hàng đóng lại cũng là thời gian các cô gái chàng trang gặp gỡ và giao lưu trò chuyện tới sáng hôm sau. Đây cũng là cơ hội để các chàng trai làng bày tỏ tài nghệ tháo vác của mình. Bởi vậy nên chợ phiên không chỉ là nơi mua bán trao đổi hàng hóa, công việc mưu sinh, mà còn là nơi nên duyên của biết bao cặp vợ chồng.

Tại phiên chợ, du khách có thể dễ dàng mua được những loại dược phẩm , lâm thổ sản quý hiếm như củ hoàng liên, nấm linh chi, cây mật gấu…sản phẩm truyền thống, các món ăn dân tộc đặc trưng như những chảo thắng cố nghi ngút khói bốc lên, thịt hun khói, cải mèo, su su, rượu ngô, rượu táo mèo…

Khách du lịch tại chợ Cán Cấu

Khách du lịch tại chợ Cán Cấu. Ảnh: Internet

Ngày trước theo tập tục của người dân tộc ở Sapa họp chợ năm ngày một phiên giống người miền xuôi. Nhưng sau đó do người Pháp kéo đến đây nên người dân chuyển theo lịch tây, họp chợ vào ngày cuối tuần cho tiện.

Người dân tộc Dao thường ra chợ vào tối thứ 7, còn người dân tộc H’Mông thì đi vào sáng chủ nhật. Nên du khách sẽ chẳng thấy lạ lùng gì khi thấy trên khắp các nẻo đường, người Dao thì từ chợ đi về bản, còn người H’Mông thì đi ngược lại từ bản ra chợ.

Trao đổi hàng hóa tại chợ phiên Sapa

Trên những bãi đất rộng giữa chợ, những người đàn ông cưỡi hoặc dắt ngựa, vai đeo súng kíp và ngang lưng buộc dao bọc trong hộp tre. Người thì thồ những gùi nấm hương, mộc nhỉ, củi, gạo, vải vóc…Những cuộc chò truyện ồn ào giữa chợ, những câu nói rì rầm bên những túp lều nhỏ trong chợ, nụ cười mộc mạc giản dị của người bán được hàng và người mua hàng vì mua được món đồ mình ưng ý.

Toàn cảnh chợ Cao Sơn

Toàn cảnh chợ Cao Sơn. Ảnh: Internet

Giữa cái lạnh giá băng tuyết của Sapa, những phiên chợ cuối tuần có lẽ chính là sức hút đối với du khách gần xa. Góc chợ nhỏ, những gùi măng, gánh củi, bao nấm hương đã vơi bớt vì có người mua, những giỏ đồ trang sức chỉ còn vài chiếc lăn lóc, những chiếc gùi mây đeo trên lưng về nhà nặng hơn vì những gói muối, chai mắm, đồ ăn, quần áo mới mua…

Xem thêm các bài viết về Sapa ở đây.

(Bản quyền thuộc về Incredible Vietnam Tours. Cần dẫn link khi trích dẫn nội dung từ website này).

2018-01-22