Đôi nét về thổ cẩm Sapa

Hình ảnh những người phụ nữ ngồi mải mê bên khung cửi, lặng lẽ dệt nên những tấm vải thổ cẩm đã in hằn trong tâm trí những lữ khách trong chuyến hành trình ghé thăm khám phá du lịch Sapa. Không biết nghề dệt thổ cẩm Sapa có từ bao giờ nhưng được truyền từ đời này sang đời khác. Mang trong mình nét đẹp độc đáo, nhiều du khách đã chọn cho mình những món quà lưu niệm được làm từ chất liệu thổ cẩm Sapa làm quà cho người thân và bạn bè.

 

Giới thiệu chung về thổ cẩm Sapa

Nghề dệt thổ cẩm Sapa là một trong những nghề truyền thống lâu đời mang âm hưởng núi rừng Tây Bắc. Thổ cẩm là một loại vải được dệt thủ công với những họa tiết nổi trên bề mặt, đa dạng sắc màu muôn hình như chim muông, hoa lá, cỏ cây… Những sản phẩm thiết thực trong đời sống được tạo nên từ những tấm vải thổ cẩm như áo quần, khăn choàng, mũ… Các cô gái người Dao, Mông, Tày… được các bà, các mẹ truyền lại ngay từ khi còn nhỏ.

Thổ cẩm Sapa

Thổ cẩm Sapa. Ảnh: Internet

Quy trình dệt thổ cẩm Sapa

Một sản phẩm thổ cẩm tinh xảo phải trải qua nhiều công đoạn, yêu cầu sự tỉ mỉ và công phu. Đó là:

+ Vô rừng kiếm cây đem về, phơi khô, tách lấy vỏ sao cho đều mảnh.

+ Những bó vỏ cuộn lại, giã đánh bong hết sợi chỉ, còn sợi dai.

+ Luộc sợi dai qua vài lần nước tro bếp và 1 lần nước sáp ong.

+ Yêu cầu luộc sợi trắng và mềm.

+ Dùng khung cửa đai lưng dệt thành từng mảnh vải.

Công đoạn lọc chàm để nhuộm thổ cẩm

Công đoạn lọc chàm để nhuộm thổ cẩm. Ảnh: Internet

Tấm vải dệt xong không phải đem ra là có thể may vá thành những sản phẩm thời trang được mà còn phải trải qua công đoạn giặt đi giặt lại nhiều lần cho đạt độ trắng. Tấm vải được người phụ nữ trải trên khúc gỗ tròn, được trượt qua trượt lại bằng một phiến đá sáp ong sao cho có độ phẳng đạt theo tiêu chuẩn mong muốn thì dừng lại.

Một khâu quan trọng, đòi hỏi sự nhẫn nại, đó là quá trình nhuộm màu vải thổ cẩm, để được đúng màu sắc theo ý muốn, không bị lem…

Thu hoạch cây lanh - nguyên liệu làm thổ cẩm

Thu hoạch cây lanh - nguyên liệu làm thổ cẩm. Ảnh: Internet

Thổ cẩm Sapa món quà ý nghĩa độc đáo

Mục đích ban đầu, nghề dệt thổ cẩm Sapa chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt thường ngày của đồng bào dân tộc thiểu số. Khi du lịch Sapa từng ngày phát triển, sản phẩm thổ cẩm dần dần trở thành món quà độc đáo, hút hồn mọi ánh nhìn du khách.

Các mặt hàng thổ cẩm đa dạng chủng loại, du khách tha hồ lựa chọn, khăn, túi thổ cẩm, túi đeo, ví, mũ, túi xách, chăn…Các họa tiết trên những sản phẩm đó đều được thêu, dệt với những hình ảnh chim muông, hoa lá gắn liền với khung cảnh núi rừng Tây Bắc và đời sống sinh hoạt thường ngày đồng bào dân tộc thiểu số.

Công đoạn giặt sợi lanh

Công đoạn giặt sợi lanh. Ảnh: Internet

Bằng sự kỳ công và tinh xảo nên bất cứ sản phẩm thổ cẩm Sapa nào cũng được nhiều du khách tin tưởng, lựa chọn và mua một vài món về làm quà tặng cho người thân và bạn bè. Không chỉ là món quà lưu niệm đầy ý nghĩa dành tặng cho lữ khách mà còn được cải thiện phần nào đời sống người dân bản địa nơi đây. Những bản làng nổi tiếng về nghề dệt thổ cẩm ở Sapa, đó là bản Tả Phìn, bản Cát Cát, bản Tả Van…

Chăn thổ cẩm Sapa

Chăn thổ cẩm Sapa. Ảnh: Internet

Du lịch Sapa, ghé thăm một số bản có nghề dệt thổ cẩm truyền thống, ngắm nhìn các mẹ bên khung cửi, lặng lẽ ung dung ngồi dệt những tấm vải. Còn gì tuyệt vời hơn giữa cảnh núi rừng Tây Bắc, ngắm nhìn khung cảnh xung quanh, tìm hiểu thổ cẩm Sapa quả là những trải nghiệm khó quên trong chuyến hành trình khám phá miền sơn cước.

Xem thêm các bài viết về Sapa ở đây.

(Bản quyền thuộc về Incredible Vietnam Tours. Cần dẫn link khi trích dẫn nội dung từ website này).

2017-12-13