Nghe sự tích hồ Ba Bể theo một lối kể chuyện hoàn toàn khác!

Hồ Ba Bể nổi tiếng là một trong những hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới. Với những kiến tạo độc đáo và vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ của núi rừng nơi đây, những bản sắc văn hóa văn tộc từ lâu đời của những bản dân, lại càng phần nào tô đậm hơn cho bức tranh thủy mặc say đắm lòng người. Song ít ai biết đến đằng sau bức tiên cảnh ấy, lại là cả một câu chuyện dài!

Hồ Ba Bể thuộc địa phận xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Với vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi trữ tình của cảnh vật, con người nơi đây. Theo truyền thuyết, hồ Ba Bể trước đây là một ngôi làng nhỏ. Nhưng một trận mưa lũ lớn đã đi qua và trừng phạt sự độc ác, vô tâm của dân làng nơi đây…

…. Ngày xửa ngày xưa, có một bà già ăn mày thường hay xuất hiện ở đám hội ăn chay niệm phật của người dân trong làng ở Nam Mẫu. Bà cụ già đi đến đâu cũng bị mọi người xua đuổi, hắt hủi vì bộ dạng rách rưới, quần áo bẩn thỉu không đủ che tấm thân gầy bệnh tật lở loét khắp mình. Mùi hôi tỏa ra từ bà khiến mọi người vô cùng khó chịu. Đi tới đâu, bà cũng van xin tha thiết: ‘Tôi đói quá! Lạy các ông đi qua, lạy bà đi lại làm ơn làm phước cứu giúp cho tôi với’!

Đáp lại sự cầu khẩn cầu khẩn của bà là sự vô tâm, những cái quay lưng của người làng không một chút vướng bận. Đến tận chiều tối rồi, bà cụ già vẫn không được chút gì. Ra khỏi đám hội lang, bà thất thểu bước vào những xóm nhỏ. Nhưng đi tới đâu, bà cũng chỉ nhận được sự miệt thị, la mắng, đuổi riết. May sao, gặp được hai mẹ con nhà nọ thương cảnh bà cụ già yếu khốn khó nên đưa về nhà, lấy cơm cho bà ăn và dọn chỗ ngủ cho bà nghỉ tạm.

Sáng hôm sau bà lão rời khỏi nhà. Nhưng đên khuya , khi hai mẹ con đang ngủ thì bà lão lại gõ cửa xin ngủ nhờ. Vì bên ngoài đi đâu cũng bị hắt hủi. Vốn tính lương theienj hiền lành, hai mẹ con vui vẻ đồng ý dọn chỗ cho bà lão. Bà lão vừa nằm đã ngáy vang như sấm. Hai mẹ con quay ra nhìn về phía bà lão thì thấy ánh sáng bừng lên trong bóng tối. Hóa ra đó không phải là bà lão ăn xin rách nát nghèo đói, mà là mọt con giao long khổng lồ đang nằm cuộc mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi chạm thõng xuống mắt đất.

 Hai mẹ con vô cùng kinh hãi, nhưng ngôi nhà của họ xa hẳn với chỗ dân làng nên không biết kêu cứu ai, đành trùm chăn kín và ngủ, phó mặc sống chết cho ông trời.

Sáng hôm sau, bà cụ đã dậy sớm và chuẩn bị khăn gói lên đường. Trước khi từ biệt, bà nói: ‘ Chúng nó thờ phật mà hành xử ác độc, chúng đáng bị trừng phạt. Chỉ có hai mẹ con nhà bà là người tốt. Đêm nay, khắp vùng này sẽ bị lũ tràn đến, hai mẹ con bà hãy cầm lấy gói tro này để rắc quanh nhà. Nội trong đêm nay thì đừng đi đâu cả hoặc lên núi mà tránh lũ’

Người mẹ vội hỏi tiếp:

‘Vậy làm thế nào để con có thể cứu giúp mọi người được?’

Bà lão đáp: ‘Hãy cầm lấy vỏ trấu này, cắn làm đôi, nó sẽ giúp mẹ con bà làm việc thiện’. Dứt lời, bà lão tan biến ngay trong chớp mắt. Hai mẹ con vội đem câu chuyện kể với dân làng. Nhưng chẳng ai tin họ, còn chê bai cười cợt hai mẹ con.

Tức khắc, tối hôm đó, lúc đêm hội đang diễn ra náo nhiệt, bỗng nước lũ ở đâu tràn tới, xối xả. Đất đá đều bị lở hết, cuốn trôi toàn bộ trâu bò, lợn gà, nhà cửa. Mọi người thi nhau hoảng hốt tìm nơi trốn thoát nhưng bốn bề xung quanh đều là nước. Chỉ có riêng ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con nhà kia vẫn nổi lên giữa vùng trời mênh mông nước. Đau xót trước cảnh tượng lớn, nhớ lời bà lão già dặn. Hai mẹ con đem vỏ trấu thả xuống nước. Vừa xuống nước, hai mảnh trấu hóa thành hai chiếc thuyền. Rồi mặc cho mưa to gió lướn, họ chèo thuyền ra lênh đênh ra giữa sóng nước cứu vớt dâng làng gặp nạn.

Vùng nước ngập ấy chính là hồ Ba Bể ngày nay. Còn căn nhà của hai mẹ con tốt bụng thì trở thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ gọi là gò Bà Góa.

Đây là một câu chuyện dân gian dạy chúng ta về cách sống, cách làm người ‘ở hiền thì gặp lành, ác giả thì ác báo’ . Nhờ tấm lòng lương thiện, tốt bụng mà hai mẹ con nhà bà góa đã tai qua nạn khỏi trước sự trừng phạt của thần linh. Và đó cũng là sự đền đáp xứng đáng ân huệ với bà lão ăn mày.

 

Hy vọng, qua câu chuyện trên. Du khách sẽ phần nào hiểu hơn về Ba Bể, hiều hơn về những con người với tấm lòng lương thiện nơi đây.

2017-11-26