Thăm Hồ Gươm - Hà Nội
Hồ Gươm - một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Ảnh: Internet
Giới thiệu chung về Hồ Gươm
Hồ Gươm hay còn được gọi là hồ Hoàn Kiếm. Tên gọi gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả lại gươm báu cho Rùa thần thể hiện khao khát hòa bình ổn định độc lập trả gươm cầm bút của người xưa.
Hồ Gươm rộng khoảng 12ha, dài gần 700m, rộng gần 200m, là một hồ nước ngọt tự nhiên. Nơi đây, du khách sẽ được chìm đắm vào phong cảnh non xanh nước biếc từng một thời đầy thăng trầm lịch sử. Mặt nước quanh năm xanh biếc, với nhiều loa và cây cảnh muôn vàn sắc màu đua nhau nở rộ. Mặt hồ như tấm gương soi bóng ngẩn ngơ của những cây cổ thụ già, những rặng liễu rủ thướt tha như tà áo dài của người con gái Hà Thành tung bay dưới nắng. Những mái chùa cổ kính, tháp rêu phong, hàng ghế đá im lìm trầm tư… Tất cả đều trở thành điểm đến lý tưởng với du khách.
Đền Ngọc Sơn trên Hồ Gươm. Ảnh: Internet
Vẻ đẹp của Hồ Gươm
Tuy không phải là hồ lớn nhất thủ đô, nhưng hồ Hoàn Kiếm cũng đã gắn bó lâu năm với cuộc sống con người nơi đây. Không những vậy, phong cảnh nơi đây còn là nguồn cảm hứng sáng tác cho giới văn nghệ sĩ sáng tác.
Mỗi góc độ khác nhau, Hồ gươm lại có những vẻ đẹp khác nhau. Từ nửa bên kia đường du khách có thể nhìn thấy bóng chiếc cầu Thê Húc khoác trên mình chiếc áo đỏ sẫm, xoi bóng xuống làn nước xanh, bên trái đường là hàng cây liễu xanh rủ ngợp bóng trải dài xuống mặt hồ thơ mộng, mềm mại nhẹ nhàng như làn tóc mấy thời con gái.
Hồ Gươm có lẽ đẹp nhất là vào mùa thu, du khách sẽ có thể cảm nhận được cái nắng hanh hao về trên những cành liễu rủ, mặt hồ phẳng lặng như tờ, rồi chợt thi thoảng có cơn gió nhè nhẹ thổi làm mặt nước lăn tăn khẽ gợn sóng. Bởi cái nắng đậm đà nhuộm cả bầu trời quanh hồ Gươm, những tán lá cũng thi nhau khoác lên mình một màu vàng óng ả giữa nền trời trong xanh thăm thẳm.
Tháp Bút bên bờ Hồ Gươm. Ảnh: Internet
Tháp rùa
Tháp rùa nằm giữa hồ Gươm là một hình ảnh quá đỗi thân quen với những người dân thủ đô Hà Nội nói riêng, và với người Việt Nam nói chung. Với lịch sử của tháp rùa thì không phải ai cũng biết. Sau khi quân Pháp chiếm thành Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Kim (thường gọi là bá hộ Kim), vì thấy địa hình đất trên gò rùa hợp phong thủy, vị trí lại ngay chính giữa hồ, nên ông tiến hành xây tháp với ý định dùng là nơi chôn cất hài cốt của cha. Tháp được hoàn thiện với 3 tầng, nhưng sự việc không như tính toán, vì vậy lúc đầu tháp có tên là Tháp Bá hộ Kim. Từ đó tới nay, hiển nhiên trở thành biểu tượng của thủ đô Hà Nội.
Rùa Hồ Gươm
Nhắc đến Hồ Gươm, mọi người sẽ ngay lập tức liên tưởng đến hình ảnh cụ rùa vào những ngày nắng ấm, nổi lên phơi mình trên ghò tháp. Rùa Hồ Gươm có khích thước khá lơn, đầu nhỏ, mõm ngắn, vòi ngắn, lưng màu vàng lục điểm những đốm vàng, yếm bụng màu nhạt trắng. Rùa hồ Gươm hiền lành, đã sống lâu năm trong lòng hồ và là một biểu tượng gắn liền với truyền thuyết Gươm thần trong lịch sử.
Rùa Hồ Gươm. Ảnh: Internet
Cầu Thê Húc
Cầu Thê Húc màu đỏ nổi bật trên mặt hồ xanh biếc. Với những dáng cong uốn lượn dẫn lối tới đến cổng đền Ngọc Sơn. Đây cũng là một trong nhưng di tích cấp quốc gia của Việt Nam. Xung quanh với nhiều kiến trúc như Tháp Bút, Đài Nghiên, Đắc Nguyệt Lâu, Trấn Ba Đình.
Dạo bước lang thang, du khách sẽ bắt gặp ngay đâu đó những đôi lứa đang dập dịu với những cái nắm tay ngượng ngùng cùng nhau đi dạo, hay đâu đó vẫn là những mảnh ghép cô đơn, lẻ loi ngồi lặng lẽ một mình.
Cầu Thê Húc bên Hồ Gươm. Ảnh: Internet
Những gánh hàng rong cuối chiều, còn sót lại lăn lóc vài quả cam, quả mận chín đỏ đựng trong chiếc làn tre méo xệch. Tiếng bước chân vội vã nhanh nhảu cho kịp bữa cơm chiều. Tiếng lá vàng rơi xào xạc rồi bị gió cuốn xô về một góc đường…. Tất cả những điều đó đã làm nên nét riêng cho một Hà Nội cổ kính. Xin hãy một lần đến với nơi đây để thêm yêu mến vùng đất trữ tình với những con người trìu mến thân thương nơi đây!
(Bản quyền thuộc về Incredible Vietnam Tours. Cần dẫn link khi trích dẫn nội dung từ website này).